Theo kết quả báo cáo từ UAE, cỏ trồng ở các nơi này được tưới bằng phương pháp lấy nước biển khử mặn cộng với lượng thuốc trừ sâu lớn hơn cả khi dùng trong hoa màu. Đây là một quá trình sản xuất cỏ tiêu tốn rất nhiều năng lượng và gây ô nhiễm nghiêm trọng, đòi hỏi chi phí chăm sóc, cải tạo lâu dài.
Điều này gây ra các vấn đề về kinh tế và mỹ quan: Năm ngoái tại Israel, hơn một nửa các công ty tham gia vào lĩnh vực nuôi trồng cỏ gặp rắc rối nghiêm trọng. Lý do là cơ quan quản lý nước của Israel áp đặt đạo luật tiết kiệm nước lên các doanh nghiệp khi thiết kế ngoại thất, khi áp dụng điều luật này thì dành riêng một lượng nước đủ để phục vụ cho việc duy trì sự sống cho các bãi cỏ mà không phạm luật là điều không thể. Trích lời tâm sự của một doanh nghiệp: “Khác với việc đầu tư một dự án xây dựng một lần và để mặc nó suốt 10 năm sau vẫn có thể sử dụng. Các bãi co nhan tao phải được chăm sóc và tưới tiêu hàng ngày, nếu không muốn nói là hàng giờ”.
Cỏ nuôi trồng không phải là giải pháp duy nhất để sử dụng cho mục đích “Xanh”. Thực sự thì cỏ nhân tạo còn “Xanh” hơn chúng ta từng nghĩ. Chúng không phải tiêu tốn như cỏ nuôi trồng: hàng nghìn tỉ lít nước mỗi năm để duy trì sự sống hay phân bón và thuốc trừ sâu cũng vậy. Chúng có thể cung cấp Oxy làm chúng ta dễ thở hơn nhưng đồng thời cũng làm chúng ta không nhận ra các khí độc bay hơi từ thuốc trừ sâu.
Trong khi cỏ nhân tạo thì lại không kém thân thiện với môi trường như ngày xưa. Các loại cỏ nhân tạo hiện đại đều có thể dễ dàng phân hủy tốt trong một khoảng thời gian cho phép, lớp ngoài sợi cỏ được phủ các ion kháng khuẩn nên dù dính bụi vẫn ít ảnh hưởng tới sức khỏe hơn cỏ thật. Bản thân vật liệu cấu tạo cộng với quá trình sản xuất cỏ nhân tạo của các nhà máy hiện đại cũng được áp dụng các công nghệ mới để không gây độc hại cho con người và môi trường. Giờ thì bạn nghĩ rằng ai “Xanh” hơn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét